WWF VIETNAM
Làm nhận diện cho rừng
Logo Design
Brand Identity Design
Brand Identity Design
RỪNG CŨNG CẦN NHẬN DIỆN!
Mỗi năm, các cánh rừng tại Việt Nam vẫn phát hiện ra những loài mới. Trong khi ấy, nhiều loài động thực vật quý hiếm nằm trong diện bảo tồn vẫn chưa có cơ hội được công chúng biết mặt. Rất nhiều khu rừng phòng hộ chưa được công chúng biết tên.
Dự án thiết kế logo, nhận diện cho Rừng phòng hộ và các khu bảo tồn tại Việt Nam do WWF-Vietnam triển khai cùng RIO để Rừng có nhận diện. Từ đó, tạo chất liệu truyền thông cho những người làm việc trực tiếp với rừng và các cơ quan ban ngành để cùng gìn giữ và bảo vệ vẻ đẹp của những cánh rừng Việt Nam.
Từ tháng 09/2023 đến tháng 06/2024, có 17 khu rừng phòng hộ và khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam đã được nhận diện và hành trình này sẽ còn tiếp nối.
NGUỒN CẢM HỨNG TỪ LINH HỒN mỗi
khu rừng
khu rừng
Logo và nhận diện được tạo ra từ linh hồn của mỗi khu rừng, hiện hữu nơi cảnh quan, hệ động thực vật, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá cộng đồng và trong cả nhận thức của những cán bộ kiểm lâm - người giữ rừng.
Mỗi loài cây, mỗi sinh vật, mỗi yếu tố của hệ sinh thái và con người gắn bó với hệ sinh thái ấy đều mang câu chuyện riêng. Từ nguồn dữ liệu phong phú đa dạng ấy, RIO khám phá, cô đặc biểu tượng tinh thần của mỗi cánh rừng và phiên dịch thành ngôn ngữ hình ảnh.
Mỗi loài cây, mỗi sinh vật, mỗi yếu tố của hệ sinh thái và con người gắn bó với hệ sinh thái ấy đều mang câu chuyện riêng. Từ nguồn dữ liệu phong phú đa dạng ấy, RIO khám phá, cô đặc biểu tượng tinh thần của mỗi cánh rừng và phiên dịch thành ngôn ngữ hình ảnh.
LOGO KỂ CHUYỆN NGÔN NGỮ BẢO TỒN
x Đúng - Đủ - Đẹp
Khác với các sản phẩm thương mại, nhận diện cho rừng xếp yếu tố Đẹp là ưu tiên sau cùng. Ưu tiên số 1 là thể hiện Đúng những gì rừng có. Cùng với việc cân nhắc đến những hạn chế trong điều kiện in ấn của các anh kiểm lâm, sản phẩm đầu ra sẽ cần biểu tượng hóa chính xác các đặc điểm sinh thái của khu vực dưới phiên bản giản lược, dễ hiểu, dễ ứng dụng trong truyền thông.
Sau khi làm Đúng - làm Đủ rồi mới đến tiêu chí số 3 - Làm Đẹp, xử lý chi tiết, bố cục, màu sắc để logo hoàn thiện hơn về phần nhìn nhưng vẫn thỏa mãn về tính biểu tượng và ý nghĩa trọn vẹn.
x Ngôn ngữ bảo tồn
Mỗi logo cần thể hiện nổi bật ngôn ngữ đặc thù, đặc hữu của từng đơn vị rừng. Từ những tán cây cổ thụ sừng sững trên địa hình đất rừng đến những loài động vật đang nằm trong sách đỏ, những nét văn hoá bản địa, tất cả đều được có thể được tái hiện. Từng đường nét, chi tiết, màu sắc đều gửi gắm câu chuyện về bảo tồn, về những nỗ lực bảo vệ vẻ đẹp của đa dạng sinh học.
Nhìn từ góc độ này, logo không phải những biểu tượng duy mỹ mà được bồi đắp từ yếu tố tinh thần để nói câu chuyện bảo tồn, kêu gọi cộng đồng bảo vệ tác phẩm tuyệt đẹp từ thiên nhiên.
x Cho voi quay đầu, tin tưởng về “nhà”
Hướng quay đầu của hai mẹ con voi trong logo Khu bảo tồn Loài sinh cảnh voi ẩn dụ cho việc dù có chuyện gì xảy ra thì voi vẫn sẽ quay đầu về với Rừng, về ngôi nhà nơi chúng tin tưởng rằng sẽ luôn được dưỡng nuôi và bảo vệ.
Hướng quay đầu của hai mẹ con voi trong logo Khu bảo tồn Loài sinh cảnh voi ẩn dụ cho việc dù có chuyện gì xảy ra thì voi vẫn sẽ quay đầu về với Rừng, về ngôi nhà nơi chúng tin tưởng rằng sẽ luôn được dưỡng nuôi và bảo vệ.
x Khỉ mẹ ôm khỉ con ở A Lưới
Tổng thể logo Rừng phòng hộ A Lưới mang ý nghĩa về sự bao bọc, chở che và bảo vệ: Của khỉ mẹ dành cho khỉ con và của rừng dành cho muôn loài động thực vật sinh sống trong đó.
x Hệ thống thực vật đan xen, dày đặc ở Hướng Hóa - Đakrông
Cây thông nhựa, cây trẩu ba hạt, cây sau sau là ba loài cây đặc hữu thuộc rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông. Do đặc thù địa hình, rừng phòng hộ tại đây đan xen với diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất. Bởi lẽ đó, Rừng vừa đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn, vừa đáp ứng bài toán sinh kế cho người dân, giải bài toán bảo tồn và phát triển sinh kế bền vững.
Cây thông nhựa, cây trẩu ba hạt, cây sau sau là ba loài cây đặc hữu thuộc rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông. Do đặc thù địa hình, rừng phòng hộ tại đây đan xen với diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất. Bởi lẽ đó, Rừng vừa đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn, vừa đáp ứng bài toán sinh kế cho người dân, giải bài toán bảo tồn và phát triển sinh kế bền vững.
x Niềm tự hào thiên nhiên Đakrông
Gà lôi lam mào trắng co chân đứng trước thác đỗ quyên, thể hiện sự tráng lệ và vẻ đẹp hào hùng của tự nhiên.
x Con người và thiên nhiên không khoảng cách ở Nam Đông
Người Cơ Tu chiếm 43% dân số tại Nam Đông với lối sống gần rừng và nhiều nét văn hóa độc đáo. Do đó, trong logo Rừng phòng hộ Nam Động, ngôi nhà Gươl của dân tộc Cơ Tu nằm êm đềm gần núi non hùng vĩ, dưới những tán lim xanh - loài cây đặc trưng của địa hình nơi đây.
Sau này mang hình ảnh nhận diện đi giới thiệu, người kiểm lâm có thêm tư liệu hình ảnh để tác động người xem, người nghe, thoả mãn mục đích mà các anh đặt ra khi đồng ý tham gia dự án này cùng chúng tôi: Rừng được nhận diện, những sinh vật trong rừng được nói chuyện và hiện diện có hồn, có sức sống hơn thời điểm khi nhiều người chỉ nghe nó qua tên chứ không biết mặt.
HÀNH TRÌNH BẢO TỒN RỪNG TIẾP TỤC
Thời gian đầu khởi động, không nhiều đơn vị hưởng ứng và gia nhập dự án thiết kế bộ nhận diện cho Rừng. Nhưng khi các cánh rừng dần được nhận diện, tới thời điểm hiện tại, 17/21 khu bảo tồn, rừng phòng hộ thuộc dự án đã có logo và bộ nhận diện mang bản sắc riêng. Chúng tôi tin, hành trình này sẽ còn tiếp tục, nối dài cánh tay bảo vệ vẻ đẹp của những cánh rừng Việt Nam.
BẠN CẦN Thiết kế logo và bộ nhận diện
THƯƠNG HIỆU?
THƯƠNG HIỆU?